Tuyển dụng cửa hàng trưởng
[Cowboy Zone Cafe] – Tuyển dụng Cửa hàng trưởng
16 Tháng Chín, 2020
Thay đổi phương thức sản xuất nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu
Thay đổi phương thức sản xuất để nâng giá trị cà phê xuất khẩu
8 Tháng Mười, 2020

Làm thế nào để cà phê Việt Nam chinh phục các thị trường khó tính?

Làm thế nào để cà phê Việt chinh phục thị trường khó tính

Làm thế nào để cà phê Việt chinh phục thị trường khó tính

Sản xuất cà phê Việt Nam – Nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới – đang tăng trưởng nhanh. Hơn nữa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang có nhiều chương trình, dự án cho phát triển cây cà phê bền vững, điển hình là dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT).

Giá cà phê Robusta nhân xô trong nước tháng 5 tăng theo giá cà phê toàn cầu. So với cuối tháng 4/2019, giá cà phê Robusta nhân xô tăng từ 2,8 – 3,6%. Ngày 30/5/2019, cà phê Robusta nhân xô có mức thấp nhất là 32.000 đ/kg tại các huyện Di Linh và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng, mức cao nhất là 32.800 đ/kg tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk. Trong khi đó, tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/5/2019 cà phê Robusta loại R1 tăng 3,1% so với cuối tháng 4/2019, đạt 33.600 đ/kg.

Việt Nam hiện đang là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới

Theo số liệu ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 5/2019 đạt 135 nghìn tấn, trị giá 220 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và giảm 9,6% về trị giá so với tháng 4/2019, so với tháng 5/2018 giảm 13,1% về lượng và giảm 27,8% về trị giá. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cà phê đạt 767 nghìn tấn, trị giá 1,313 tỷ USD, giảm 13,1% về lượng và giảm 23% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong tháng 5/2019 đạt mức 1.630 USD/tấn, giảm 4,0% so với tháng 4/2019, so với tháng 5/2018 giảm 16,9%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt mức 1.712 USD/tấn, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. 

Robusta là loại cà phê xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Trong bối cảnh thị trường cà phê toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn do giá liên tục giảm và ở mức thấp, để ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu ổn định và chinh phục các thị trường khó tính thì đòi hỏi cần phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm. Do đó, theo Bộ Công thương, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc rất quan trọng.

Hệ thống thông tin mã số vùng trồng là cơ sở dữ liệu như sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa để giảm giá thành chứng nhận; giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất; cơ quan quản lý nhà nước có sở dữ liệu trong định hướng, phát triển cà phê bền vững. Qua đây có thể tạo niềm tin cho các nhà chế biến và người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.

Nguồn: Tri thức trẻ