Hượng vị cà phê pha máy khác biệt gì so với cà phê pha phin
Hương vị cà phê pha máy khác biệt gì so với cà phê pha phin
12 Tháng Một, 2021
Phin thơm ngon cho ngày Tết thêm đậm đà
Phin cà phê ngon cho ngày Tết thêm đậm đà
26 Tháng Một, 2021

Cà phê Huế, Sài Gòn, Hà Nội thế nào?

Văn hóa thưởng thức cà phê qua từng vùng miền

Văn hóa thưởng thức cà phê qua từng vùng miền

Văn hóa cà phê Việt mỗi nơi mỗi khác. Tùy vào điều kiện sống, tùy vào đặc trưng địa phương mà cách cảm nhận và cách thưởng thức cà phê có phần khác biệt. Cà phê Huế, Sài Gòn, Hà Nội cũng vậy. Khác biệt trong hương vị, pha chế và cả xu hướng tận hưởng nữa.

Cà phê Huế có gì lạ?

Nếu Sài Gòn có bạc xỉu, Hà Nội có cà phê trứng thì người Huế luôn tự hào khi nói về cà phê muối – Đặc sản cà phê vùng đất cố đô. Cà phê Huế vốn đã thơm nồng, ngây ngất vị đắng trên đầu lưỡi, nay lại thêm lớp sữa tươi lên men béo bùi, chút muối tinh mằn mặn,… Loại nguyên liệu tưởng chừng cơ bản này, ấy vậy mà đã tạo nên một hương vị đặc trưng của ly cà phê muối trứ danh xứ Huế.

Một chút muối góp phần làm tiết chế vị đắng gắt của cà phê và tôn vinh vị ngọt thơm của sữa. Đây hẳn là một sáng tạo hương vị tinh tế của người pha chế. Cà phê muối đòi hỏi sự khéo léo của người pha, đảm bảo các nguyên liệu phải được tính toán chuẩn xác theo một tỉ lệ, không quá ngọt béo, cũng không quá mặn nồng, giữ được vị cà phê đặc trưng.

Văn hóa thưởng thức cà phê của người dân xứ Huế
Văn hóa thưởng thức cà phê của người dân xứ Huế

Văn hóa thường thức cà phê Hà Nội như thế nào?

Bên cạnh cà phê trứng “lịch sử” thì người Hà Nội lại thích cà phê cóc ven đường. Họ gọi cà phê sữa là cà phê nâu, nếu thêm đá thì gọi là nâu đá. Đây là một loại cà phê sữa đặc, thường không uống đá và nhiều cà phê nên có vị đắng hơn so với cà phê Sài Gòn. Và Hà Nội thì hầu như không có bạc xỉu.

Dân sành cà phê Hà Nội đa số là những bậc lão thành, dân kinh doanh đam mê công việc và thời gian gần đây có thêm nhiều bạn trẻ. Họ thường chỉ nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng sớm trong không khí se lạnh khi những tia nắng vàng nhẹ còn len lỏi qua từng tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, họ chọn quán cà phê vỉa hè bên đường là điểm dừng chân với sự điềm nhiên, chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể cho nhau nghe.

Văn hóa thưởng thức cà phê Hà Nội
Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội

Cà phê Sài Gòn lạ mà quen

Cà phê đã và đang là nét văn hóa không thể thiếu của người dân Sài Gòn. Với ly cà phê sữa đá len lỏi khắp các quán cóc, trong nhà hàng sang trọng, bất kể sáng sớm hay chiều tối, người Sài Gòn cứ rãnh là sẽ gọi mời bạn bè nhâm nhi. Chả vậy mà người ta vẫn hay ngân nga “Sài Gòn cà phê sữa đá, vẫn mãi như thế ai uống hay chưa?

Cà phê cóc Sài Gòn là thứ văn hóa giản dị, đời thường và gần như ăn sâu vào máu thịt của người Sài Gòn. Những ly cà phê sữa ở bệt được pha chế đơn giản với ít sữa bên dưới, một ít cà phê đã pha sẵn đổ vào, khuấy lên tạo thành một màu nâu đặc trưng nên một vài người thường gọi cà phê sữa là nâu đá. Sau khi khuấy đều, người bán sẽ cho một ít đá vào, tiếp tục chế một lớp cà phê đen lên. Vậy là được một ly cà phê sữa đá “vạn người mê”!

Văn hóa thưởng thức cà phê Sài Gòn
Văn hóa thưởng thức cà phê Sài Gòn rất bình dị và lạ lùng

Mỗi miền một nét văn hóa thưởng thức cà phê khác nhau. Cà phê Huế có thêm chút muối, cà phê Sài Gòn có bạc xỉu, cà phê sữa đá. Còn Hà Nội có đen đá, nâu đá. Trong từng cách gọi là một câu chuyện văn hóa rất riêng, cùng cung cách thưởng thức bình dị, đầy mộc mạc.

——

Tự hào người Việt, sản phẩm ưu việt” – Kapha thổi hồn vào từng hạt cà phê như bản trường ca trải qua nhiều thập niên được viết lên bởi những chuyên gia tâm huyết, cống hiến suốt cuộc đời cho niềm đam mê cà phê. MC Fam – Một thương hiệu được khai sinh từ Kapha, là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu nhằm đáp ứng xu hướng mới của những người sành điệu cà phê từ gu Việt đến gu Phương Tây.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các dòng sản phẩm cà phê của thương hiệu MC Fam Coffee, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Email: info@kapha.vn hoặc Hotline: 090 871 2020.